Cấu tạo của gậy golf
Cấu tạo của gậy golf

Cấu tạo của gậy golf

05/10/2018   |   Đăng bởi Hoa Tùng

Nhiều người chơi golf mà không mấy để ý đến thông số kỹ thuật của gậy golf, điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong tập luyện vì thông số kỹ thuật của gậy sẽ quyết định gậy golf đó có phù hợp với người chơi hay không. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những chi tiết kỹ thuật cùng cấu tạo của một cây gậy golf với hình ảnh minh họa trực quan để bạn có thể nắm rõ các thông số cơ bản của một chiếc gậy golf.

I/ Cấu tạo của một cây gậy golf

Một cây gậy golf có 3 bộ phận: tay nắm grip, đầu gậy head và thân gậy shaft. Đoạn Ferrule chỉ để che đi mấu nối giữa đầu gậy và cán gậy.

 

1. Tay nắm

Tay nắm là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người chơi. Thường thì tay nắm gậy cũng tròn như trục thân gậy, tuy nhiên có rất nhiều kiểu và kích thước tay nắm khác nhau để điều tiết những cỡ tay khác nhau cho phù hợp với nhiều người chơi. Chất liệu tay nắm thường bằng cao su (trong lịch sử có sử dụng nhựa hoặc da) và thiết kế có bề mặt lỗ, rãnh hay cạnh nổi tùy theo sở thích của mỗi người.

chi tiết tay nắm grip của gậy golf

chi tiết mặt cuối tay nắm grip

Grip cap là cái nắp của tay nắm. Vent hole là lỗ thông hơi bởi thân gậy golf là một ống rỗng nên khi swing thể tích khí trong ống thay đổi, nếu không làm lỗ thoát khí tay nắm sẽ bị trượt ra khỏi thân gậy. Grip edge chỉ là cái rìa cuối tay nắm.


Đường kính tay nắm (grip diameter) được đo tại điểm cách nắp tay nắm 2 inch như hình bên dưới.

đường kính tay nắm được đo ở điểm cách nắp tay nắm 2 inch

2. Cán gậy

Cán gậy nối tay nắm với đầu gậy và thường được chế tạo từ thép, sợi graphite hoặc nhựa composite.
o linh hoạt của cán gậy hay còn gọi là o cứng flex chỉ ra khả năng cong chịu lực của cán gậy trong khi người chơi thực hiện cú swing. o cứng này được chia làm 5 cấp o và được biểu diễn với các chữ cái ghi trên thân gậy gồm: X, S, R, A và L.

tip và butt của cây gậy golf

Tip của thân gậy golf đi vào đầu gậy còn butt đi vào tay nắm.

"Lưu ý: Nếu các bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực golf, xin mời xem tại Kiến thức golf "

3. Đầu gậy

Đây là bộ phận tương đối phức tạp của một cây gậy golf, là nơi lực swing được truyền tiếp tới quả bóng golf. Bề ngoài của đầu gậy golf rất đa dạng, nhưng mọi đầu gậy có 3 bộ phận chính là: ống cổ gậy (hosel, nối đầu gậy với cán gậy), mặt gậy (nơi tác động trực tiếp vào bóng) và mặt đế (phần nằm sát mặt đất lúc tác động bóng).

chi tiết đầu gậy golf

Face: mặt đầu gậy golf
Grooves: các rãnh trên mặt đầu gậy golf.
Toe: là chóp rìa đầu gậy golf.
Heel: click để xem giải thích.
Hosel: cổ gậy golf

Ferrule: khớp nối thân gậy với đầu gậy.
Leading edge: rìa mặt đầu gậy đi trước trên đường swing.
Trailing edge: ria mặt đầu gậy đi sau trên đường swing.
Top edge: rìa trên của mặt đầu gậy.
Sole: mặt đáy đầu gậy (tiếp đất khi đầu gậy chạm bóng).

Crown: Mặt trên của đầu gậy wood

II/ Thông số kỹ thuật gậy golf

1. Chiều dài gậy golf

Chiều dài gậy golf được tính từ nắp tay nắm theo trục cán gậy thẳng gióng theo đó đến mặt đế đầu gậy. Chiều dài tổng thể của gậy tối thiểu phải đạt 18 inch (0,457m), trừ gậy putter, và không được vượt quá 48 inch (1,219m).

chiều dài của cây gậy golf

Chiều dài của cây gậy golf được tính từ butt thân gậy tới tiếp điểm của đường thẳng song song với trục thân gậy và vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc đáy đầu gậy.

2. Góc Lie Angle

Lie Angle chính là góc tạo bởi trục chính giữa của cán gậy và mặt đế của gậy (được đặt trên nền phẳng) khi đưa gậy vào vị trí ngắm bóng chính xác (tức là khi rãnh mặt gậy song song với mặt đất). Xem hình minh họa bên dưới:


Góc lie: click để xem chi tiết.

Góc Lie Angle đúng chuẩn của gậy driver và gậy wood nằm trong khoảng từ 56o tới 60o, của gậy hybrid/rescue là từ 58o tới 62o còn của gậy sắt là từ 61o tới 64o. Lie Angle của gậy wedge gần như luôn là 63o hoặc 64o.

3. Góc loft

Còn gọi là độ loft, chính là góc giữa mặt gậy và mặt phẳng đứng tạo thành bởi cán gậy. Minh họa trong hình vẽ bên dưới.

Góc loft của gậy quyết định khoảng cách bóng đi và kiểu quỹ đạo của đường bóng. Độ loft của gậy càng cao thì quỹ đạo bóng càng cao, đồng thời khoảng cách bóng đi ngắn lại.

4. Góc bounce

Góc bounce của gậy được đo giữa mặt phẳng chứa mặt đáy đầu gậy và mặt đất, khi mà trục thân gậy tạo thành một góc 90o với mặt đất. Góc bounce được thể hiện bằng độ như hình dưới:

góc bounce

Góc bounce có thể từ 0o tới 16o   hoặc cao hơn. Góc bounce mà từ 6o trở xuống được cho là thấp; 7o tới 10o là góc bounce trung bình và từ 10o trở nên là góc bounce cao. Cũng có một số mẫu gậy với góc bounce âm.

Gậy có bounce thấp được dùng cho những cú đánh khó (nằm ở mặt đất trụi cỏ), cỏ mỏng và trong bẫy cát có ít cát hoặc cát nén chặt, và để dành cho người chơi có kiểu đánh quét bóng. Gậy wedge có bounce cao là phù hợp nhất để đánh bóng từ nơi cỏ cao, rậm, bẫy cát tơi, và dành cho người chơi swing gậy dốc, những người đào gậy vào đất khi tiếp bóng và tạo ra mảng cỏ tróc.

Mời bạn xem thêm bài Lịch sử 40 năm phát triển cây gậy wedge và chuỗi bài Named Clubs để hiểu thêm về lịch sử của các cây gậy golf

0906 020 783